Trong chăn nuôi gà số lượng lớn hay nhỏ, gà chọi hay gà lấy thịt trứng thì nếu bắt đầu từ con non thì chắc hẳn người nuôi rất hay gặp phải bệnh khô chân. Đây chính là căn bệnh phổ biến diễn trên gà con vì sức đề kháng yếu kém.
Bệnh khô chân ở gà nếu không thực hiện điều trị kịp rất dễ gây ra chết khi gà còn nhỏ. Trong bài viết dưới đây SV388 sẽ hướng dẫn bạn điều trị và phòng bệnh này để tránh xảy ra những thiệt hại không đáng có.
Bệnh khô chân gà là gì? Dấu hiệu nhận biết khi gà bị bệnh
Bệnh khô chân ở gà là một căn bệnh thường xuất hiện ở gà con trong khoảng từ 2 – 7 ngày tuổi, biểu hiện dễ thấy nhất đó chính là da chân khô quắt khiến cho ngón chân không duỗi thẳng mà luôn cong. Về phần lông thì sẽ bị xù lên, mắt lúc nào cũng nhắm nghiền và không còn hoạt bát, linh hoạt như ngày thường.
Đây là một loại hay xảy ra ở gà con và nguyên nhân chính của nó là thiếu nước, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho một vài căn bệnh nghiêm trọng hay có khi nuôi gà.
Đây là một loại bệnh ở gà có thể lây lan nhanh chóng sang đàn nếu sống chung, tỷ lệ tử vọng nằm khoảng từ 5 – 30%. Biểu hiện của bệnh thường hay bị nhầm lẫn sang các loại bệnh khác.
Xem thêm: Cho gà ăn tỏi có lợi ích gì? Hướng dẫn cho gà ăn tỏi hiệu quả nhất

Ngoài ra, bệnh khô chân ở gà không chỉ là một loại bệnh mà nó còn là biểu hiện khi gà mắc phải một căn bệnh khác. Cụ thể là những trường hợp bệnh thương hàn, Newcastle, bạch lỵ và tụ huyết trùng.
Nguyên nhân gây ra bệnh khô chân ở gà là do đâu?
Theo các chuyên gia nghiên cứu động vật, vật nuôi thì bệnh khô chân của gà được gây ra bởi nhiều loại nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung bệnh xảy ra là do bị mất nước, chúng hay diễn ra ở 2 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đều sẽ có những lý do bị bệnh khác nhau.
Gà bị khô chân lúc còn nhỏ tuổi (sau khi nở nửa tháng)
Bệnh khô chân ở gà lúc còn nhỏ tuổi (từ 2 đến 15 ngày tuổi sau khi nở) diễn ra rất thường xuyên, đa phần đều do lỗi trong quá trình vận chuyển và chăm sóc của con người:
- Vận chuyển từ lồng ấp về chuồng nuôi không đúng kỹ thuật.
- Môi trường gà con sinh sống không được sạch sẽ, các chất thải không được vệ sinh và xử lý phù hợp.
- Không đáp ứng đủ về thức ăn, nhiệt độ, thông thoáng khí,… trong chế độ chăm sóc.
Bệnh khô chân ở gà có trọng lượng từ 1kg trở lên

Trường hợp gà có trọng lượng đạt từ 1kg trở lên thì chúng đã có khả năng kiểm soát thức ăn, nước uống việc bị bệnh khô chân là hiếm thấy. Nhưng sẽ xảy ra những trường hợp sau:
- Thay đổi điều kiện sinh sống, cung cấp chưa đủ lượng nước và chất dinh dưỡng gà cần.
- Gà mắc phải các căn bệnh khác và bệnh khô chân chỉ là biểu hiện bên ngoài.
Cách thức điều trị bệnh khô chân cho gà con
Khi phát hiện phải những trường hợp bệnh khô chân ở gà người nuôi cần phải thực hiện cách ly ngay và áp dụng cách thức điều trị ngay.
- Gà con: Cho thuốc Florfenicol 4% hoặc Trimethoprim + Sulfamethoxazole trộn vào thức ăn, nước uống gà bị bệnh. Thực hiện cho gà ăn hoặc uống với thuốc được trộn lẫn trong 5 ngày liên tiếp.
- Gà trưởng thành: Pha 1g thuốc kháng sinh cho 1 lít nước để gà uống, chọn 1 trong 3 loại thuốc sau Ampicol, Pharmequin, Pharamox. Duy trì việc điều trị cho gà uống thuốc trong 4 – 5 ngày liên tục.
Trường hợp bệnh khô chân ở gà là do mắc phải các loại bệnh khác thì người nuôi áp dụng cách điều trị của loại bệnh đó. Ngoài ra, người nuôi phải có phương án cách ly và tiêu hủy phù hợp để không lây lan sang cả đàn gà.
Những biện pháp phòng bệnh khô chân diễn ra
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế ngoài nắm rõ các dấu hiệu bệnh và cách điều trị người chăn nuôi cũng nên áp dụng biện pháp phòng tránh sau đây:
- Duy trì nhiệt độ úm gà con phù hợp, kiểm tra hằng ngày để không gây ra tình trạng nhiệt độ úm quá cao. Tốt nhất nên áp dụng 60 – 100 con gà cho một bóng đèn, bóng được treo cách đất 50 – 60 cm.
- Thường xuyên cung cấp nước cho gà.
- Đảm bảo thức ăn có đầy đủ các loại dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gà theo kế hoạch khoa học, hiệu quả.
- Nuôi gà với mật độ phù hợp, đủ thông thoáng để không khí lưu thông mà không gây ra nhiệt độ cao. Tuy nhiên cần che chắn chuồng trại để phòng trường hợp gà bị té gió.
- Thực hiện vệ sinh các chất bẩn, chất thải có trong chuồng trại thường xuyên, đặc biệt là thời điểm trước khi cho gà vô chuồng sinh sống.

Với những hộ gia đình chăn nuôi đơn lẻ với vị trí chuồng thoáng đãng thì không cần lo lắng vì mật độ mà nên quan tâm đến những tiêu chí khác, đặc biệt là tiêm phòng đúng lịch các bệnh thường thấy ở gà.
Kết luận
Bài viết vừa rồi của SV388 đã cung cấp cho bạn đọc về những dấu hiệu, cách điều trị và biện pháp phòng tránh của bệnh khô chân ở gà. Lưu ý rằng người nuôi nên có biện pháp cách ly, tiêu hủy khi gặp phải căn bệnh này bởi vì tốc độ lây lan rất nhanh.